Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

iPhone SE thiếu hỗ trợ Haptic Touch khi xem thông báo trên màn hình khóa nhưng đây không phải là lỗi

Giống như các dòng iPhone gần đây, model iPhone SE 2020 không hỗ trợ tính năng 3D Touch. Tuy nhiên bù lại Apple đã đưa tính năng Haptic Touch lên chiếc máy này.

iPhone SE thiếu hỗ trợ Haptic Touch khi xem thông báo trên màn hình khóa nhưng đây không phải là lỗi - Ảnh 1.

Mặc dù vậy tính năng phản hồi rung Haptic Touch của iPhone SE 2020 có vẻ không hỗ trợ tính năng nhấn giữ nút Home để hiển thị tất cả nội dung thông báo trên màn hình khóa .

Cụ thể kể từ iPhone XR, Apple đã bắt đầu loại bỏ tính năng 3D Touch và thay thế bằng Haptic Touch. Tính năng này sử dụng phần cứng Taptic Engine để tạo ra các phản hồi chạm khi người dùng nhấn ngón tay xuống màn hình. Ngoài ra tính năng này còn dùng cách giữ để thực hiện tác vụ thay vì sử dụng độ nhạy áp lực.

Ví dụ trên iPhone 11 và iPhone 11 Pro, người dùng có thể nhấn và giữ để xem toàn bộ thông báo trên màn hình khóa.

Ví dụ khi có một thông báo Facebook hoặc Twitter xuất hiện trên màn hình khóa, người dùng chỉ cần thực hiện thao tác như trên là đã có thể xem trước toàn bộ nội dung trước khi có quyết định trả lời hay không.

iPhone SE thiếu hỗ trợ Haptic Touch khi xem thông báo trên màn hình khóa nhưng đây không phải là lỗi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên trên phiên dịch iPhone SE 2020, tính năng này hoàn toàn biến mất. Tất nhiên người dùng vẫn có thể xem toàn bộ thông báo với Haptic Touch trên iPhone SE mới nhưng bạn sẽ cần phải mở khóa màn hình trước. Hoặc bạn cũng có thể vuốt qua thông báo và nhấn tùy chọn View để xem toàn bộ thông báo ngay tử màn hình khóa.

Một người dùng Reddit chia sẻ: "Tôi đã mua iPhone SE mới ngày hôm qua. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng, Haptic Touch không hỗ trợ với các thông báo trên màn hình khóa. Tôi chưa thấy có nhiều người báo cáo vấn đề này hay bất kỳ một đánh giá nào có đề cập đến nó. Haptic Touch có thể giúp bạn xem nhanh thông báo trên màn hình chính nhưng khi bạn đang ở màn hình khóa hoặc mở Notification Center và cố gắng nhấn và giữ để xem nhanh email hoặc một văn bản để trả lời nhanh thì bạn quả thực bạn đen đủi rồi".

Trong trường hợp trên, nhiều người có thể cho rằng đây chỉ là một lỗi và Apple có thể cập nhật bằng phần mềm giống như trên iPhone XR, qua đó giúp tính năng Haptic Touch có thể hỗ trợ cho các thông báo trên màn hình khóa. Nhưng với trường hợp của iPhone SE 2020, mọi thứ lại hoàn toàn khác.

Theo tổng biên tập trang TechCrunch, Matthew Panzarino cho biết, việc tính năng Haptic Touch thiếu hỗ trợ với thông báo trên màn hình khóa không phải là lỗi. Thực ra tính năng này đã hoạt động đúng như dự định của Apple. Điều đó có nghĩa Apple sẽ không tung ra bất cứ bản cập nhật phần mềm nào để xử lý vấn đề trên.

Thật bất ngờ khi một chiếc máy thừa hưởng nhiều linh kiện và phần cứng giống như iPhone 8 lại có cách hoạt động khác lạ như vậy.

Tham khảo 9to5mac

Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới

Các nhà khoa học quốc tế vừa tiến hành phân tích các hóa thạch tìm được ở phía Bắc vùng lãnh thổ Tây Sahara, thuộc thành hệ địa chất Kem Kem . Đây là một nhóm địa chất dọc biên giới giữa Ma-rốc và An-giê-ri , có địa tầng bắt nguồn từ kỷ Phấn trắng muộn và được xem là "thời kỳ bùng nổ" các loài thú ăn thịt.

Lúc đó, Sahara vẫn chưa phải là hoang mạc như bây giờ mà gần giống như rừng mưa nhiệt đới, với môi trường sống rất đa dạng và... kinh hoàng đối với con người. 

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Hiện nay không có hệ sinh thái nào trên Trái Đất mà chứa đựng các loài động vật ăn thịt to xác như ở nhóm Kem Kem. Mặc dù chỉ giới hạn ở vùng Bắc Phi, nhưng Kem Kem có độ đa dạng sinh học vượt trội so với cả châu Phi hiện đại".

Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới - Ảnh 1.

Ngày xửa ngày xưa, Sahara vẫn còn là rừng mưa nhiệt đới với đầy đủ các sinh vật dữ dằn thế này (Tranh: Davide Bonadonna)

Trên thực tế, các hóa thạch tìm thấy ở thành hệ địa chất Kem Kem đã được trưng bày ở khắp nơi trên thế giới, vì chúng nằm không quá sâu dưới lòng đất. Một vài mẫu hóa thạch có tuổi đời khoảng 100 triệu năm, tức là con người chưa bao giờ tiếp xúc với những sinh vật cổ xưa này và chắc chắn cũng không muốn có bất kỳ va chạm nào.

Tại sao ư? Bởi vì thành hệ địa chất Kem Kem được xem là "nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, một tọa độ mà bất kỳ kẻ du hành thời gian nào cũng sớm bỏ mạng" - theo chia sẻ của Phó giáo sư Tiến sĩ Nizar Ibrahim từ trường ĐH Detroit Mercy (Mỹ), cũng là trưởng nhóm nghiên cứu khảo cổ lần này.

Các hóa thạch của nhóm Kem Kem bao gồm các loài như khủng loang bạo chúa, dực long (thằn phiên dịch lằn có cánh), cá sấu thời cổ đại và nhiều loài "quái vật" sống dưới nước.

Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới - Ảnh 2.

Khủng long Spinosaurus chuyên săn bắt cá là loài vật dữ tợn mà ngay cả trong mơ cũng không ai muốn đụng độ (Tranh: Davide Bonadonna)

"Nơi đó toàn những con thủy quái khổng lồ, là tổ tiên của cá vây tay và cá phổi ngày nay nhưng to gấp 4-5 lần" - giảng viên David Martill từ trường ĐH Portsmouth (Anh) thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.

Ngoài ra, n hóm địa chất Kem Kem còn có "một loài cá nước ngọt với vẻ ngoài gần giống cá mập. Nó có tên khoa học là onchopristis, mõm tua tủa đầy gai như dao găm nhìn rất đáng sợ nhưng cũng óng ánh đẹp mắt" - giảng viên Martill nói thêm.

Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới - Ảnh 3.

Con onchopristis (dưới cùng) chỉ giống như "cá vàng" so với những loài vật to kinh khủng vào thời cổ đại (Ảnh: Pinterest)

Những phát hiện nói trên trích từ công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí ZooKeys , hợp tác giữa các trường đại học ở Detroit, Chicago, Montana (Mỹ), Portsmouth, Leicester (Anh), Casablanca (Ma-rốc), Montreal (Canada) và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris (Pháp). Cuộc nghiên cứu này được xem là toàn diện nhất về chủ đề hóa thạch ở Sahara trong số các báo cáo từ năm 1936 đến nay.

(Theo news.com.au)

Điều ít biết về "dự án Manhattan" - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao!

Trước khi trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm, Tom Cahill chỉ là một bác sĩ 33 tuổi sống trong căn hộ một phòng ngủ gần Công viên Fenway tại Boston, trong tủ chỉ có một bộ suit duy nhất.

Vậy nhưng giờ đây, anh lại là trưởng nhóm nghiên cứu có tên “Các nhà khoa học Ngăn chặn Covid-19”.

Nơi quy tụ những "bộ não" thiên tài và "cánh tay" quyền lực nhất nước Mỹ

Những người này coi công việc của mình là “Dự án Manhattan” thời Covid-19 - gợi nhớ lại dự án phát triển bom nguyên tử trong Thế chiến II. Họ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh hóa học, miễn dịch học, thần kinh sinh lý học, thời sinh học, ung bướu học, tiêu hóa, dịch tễ học và khoa học nguyên tử. Trong số này, nhà sinh học từng đoạt giải Nobel 2017 Michael Rosbash nói: “Chắc chắn tôi là người có trình độ kém nhất ở đây”.

Nhóm nghiên cứu bí ẩn này đóng vai trò cầu nối giữa các công ty dược phẩm và chính quyền của Tổng thống Trump. Họ đang làm việc từ xa với vai trò đặc biệt: sàng lọc các nghiên cứu về Covid-19 và loại bỏ những nghiên cứu sai lầm.

Nhóm đã tổng hợp một bản báo cáo mật dài 17 trang về những phương pháp mới lạ nhằm ngăn chặn Covid-19. Trong số đó có cả ý tưởng điều trị bệnh nhân bằng thuốc từng dùng để chữa Ebola.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 1.

Tom Cahill - trưởng nhóm “Các nhà khoa học Ngăn chặn Covid-19” (Ảnh: WSJ)

Giám đốc Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ Francis Collins cho biết ông đồng tình với hầu hết các khuyến nghị trong báo cáo. Sau đó, tài liệu này được chuyển tới các thành viên nội các và Phó Tổng thống Mike Pence - trưởng ban công tác chống dịch.

Tài sản lớn nhất mà BS. Cahill sở hữu là mạng lưới quan hệ non trẻ thông qua quỹ đầu tư của mình, gồm tỷ phú Peter Thiel, Jim Palotta và Michael Milken. Nhóm của BS. Cahill cũng thường xuyên tư vấn các quan chức cấp cao phụ trách dịch bệnh, trong đó có Nick Ayers - cố vấn lâu năm của Phó Tổng thống Mike Pence.

Không ai trong số những nhà khoa học này nghiên cứu vì mục đích tiền bạc. Họ chỉ muốn tận dụng mối quan hệ và kiến thức khoa học của mình để đánh bại Covid-19.

“Có thể chúng tôi sẽ thất bại. Nhưng nếu thành công, điều này có thể thay đổi cả thế giới”, Stuart Schreiber - một nhà hóa học từ ĐH Harvard - cho biết.

Nhà đầu tư có xuất thân từ bác sĩ

Cách đây 2 năm, BS. Cahill vẫn đang học thạc sĩ và tiến sĩ tại ĐH Duke, nghiên cứu về các chứng bệnh di truyền hiếm gặp. Anh nghĩ mình sẽ tiếp tục công việc này sau khi tốt nghiệp.

Thay vào đó, anh lại gặp bạn cũ - người giới thiệu anh vào làm tại tập đoàn đầu tư The Raptor Group. BS. Cahill nhanh chóng yêu thích với công việc này, đặc biệt là về khoa học đời sống. Anh cho biết mình có thể cống hiến nhiều hơn bằng cách xác định các nhà khoa học tiềm năng và giúp họ vượt qua các trở ngại về cả khoa học lẫn tài chính, thay vì tự mình nghiên cứu.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Sau đó, BS. Cahill tự mình thành lập quỹ riêng có tên Newpath Partners, với 125 triệu USD từ những nhà đầu tư giàu có ở Thung lũng Silicon như Peter Thiel và Steve Pagliuca. Họ có thiện cảm với sự thẳng thắn và tinh thần không lùi bước trước khó khăn của anh.

Vào tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh tại Mỹ, BS. Cahill vừa hứng thú vừa bực bội với tiến độ nghiên cứu Covid-19. Sau khi được nhiều nhà đầu tư hỏi, người đàn ông này quyết định tổ chức một buổi họp trực tuyến nhằm chia sẻ những ý tưởng độc đáo để ngăn chặn dịch bệnh. Anh dự đoán sẽ chỉ có tầm 20 người tham dự.

Thế nhưng, khi BS. Cahill cố gắng tham gia vào cuộc họp, chính anh lại bị hệ thống từ chối do đã đủ số người. Điện thoại anh đổ chuông dồn dập với các cuộc gọi đến xin được tham gia. Hóa ra, ý tưởng của anh đã lan rộng ra khắp nơi, và hàng loạt người đang chờ để được kết nối, phiên dịch phần lớn trong số họ anh đều chưa từng gặp qua.

Chỉ 1 tiếng sau khi buổi họp kết thúc, hộp thư đến trong inbox anh đầy những ý tưởng và đề nghị giúp đỡ. Thậm chí, nhiều cố vấn của Phó Tổng thống Mỹ cũng tham gia.

Tận dụng mối quan hệ cao cấp để tìm giải pháp chống Covid-19

Phần lớn công việc ban đầu của nhóm nghiên cứu này là mổ xẻ hàng trăm báo cáo nghiên cứu về Covid-19 từ khắp nơi trên thế giới. Họ phân loại các ý tưởng hứa hẹn và loại bỏ những thứ không mấy khả quan. Mỗi thành viên phải đọc khoảng 20 nghiên cứu/ngày, gấp 10 lần so với khối lượng công việc thường ngày. Họ thảo luận bằng cách họp trực tuyến hoặc nhắn tin - “giống như một đám thanh niên”, Rosbash nói - và gọi điện.

“Hai ngày qua, tôi đã họp 7-8 lần qua Zoom. Tôi đảm bảo chính điều này sẽ khiến chúng tôi sinh bệnh thôi”, David Liu - nhà sinh hóa học đến từ ĐH Harvard - nói đùa.

Nhóm nghiên cứu này cũng không ủng hộ ý tưởng dùng xét nghiệm kháng thể để cho phép mọi người quay trở lại làm việc. Ho sợ rằng những người mang kháng thể vẫn có thể lây bệnh cho người khác, hoặc sẽ có những người cố tình nhiễm bệnh để được xóa hóa đơn viện phí.

Các nhà khoa học này cũng muốn tận dụng quy mô của chính phủ Mỹ để khuyến khích các công ty dược phẩm sản xuất. Chẳng hạn, chính phủ có thể mua cả những thuốc chưa được chứng minh là hiệu quả để các nhà sản xuất không lo lắng về việc lỗ vốn.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 3.

Những nỗ lực của nhóm này đã thu hút sự chú ý của tỷ phú Brian Sheth - người đồng sáng lập Vista Equity Partners. Là một trong những người đầu tư sớm nhất cho quỹ của BS. Cahill, ông giới thiệu anh cho Thomas Hicks - con một doanh nhân kiêm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa.

Trong cuộc trò chuyện đầu tiên, ông Hicks nói: “Tôi không phải là nhà khoa học. Vì thế hãy giải thích ngắn gọn và nói cho tôi nghe xem thủ tục nào cần giải quyết”.

Một vấn đề lớn với các nhà khoa học là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Họ đã tìm thấy một loại thuốc khá tiềm năng, nhưng để sản xuất đủ số lượng thì công ty dược phẩm phụ trách phải chuyển sản xuất sang Ireland. Theo quy định của FDA, cần mất nhiều tháng để phê duyệt điều này.

Sau vài cuộc điện thoại với các nhân vật cấp cao, BS. Cahill và các cộng sự đã có được cái gật đầu tư FDA để bắt tay vào sản xuất thuốc.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Nhóm nghiên cứu cũng nỗ lực thuyết phục các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe cho phép các cựu binh nhiễm Covid-19 tham gia vào nghiên cứu.

Sau khi mọi ý tưởng, đề xuất của họ đã được thử nghiệm, nhóm nghiên cứu bí mật này lại tiếp tục để mắt tới thế giới hậu Covid-19. Các ý tưởng mới bao gồm, xét nghiệm bằng nước bọt, xếp lịch xét nghiệm vào cuối ngày để có kết quả vào sáng hôm sau. Họ cũng đề xuất một ứng dụng di động cho phép người dân thông báo tình hình sức khỏe mỗi ngày để đảm bảo không ai có triệu chứng bệnh trong 14 ngày.

(The WSJ)

Hết trùng tên fandom Tiffany, teaser của TXT lại bị nghi mượn ý tưởng Red Velvet nhưng netizen tin đây là "điềm báo" nhóm sắp thành công như BTS?

Vừa qua,  TXT  đã chính thức xác nhận trở lại đường đua Kpop thông qua mini album thứ 2 "The Dream Chapter: ETERNITY" vào 18/5 tới. Đây sẽ là lần tái xuất đầu tiên của nhóm trong năm 2020, sau 7 tháng kể từ full album đầu tay "The Dream Chapter: MAGIC" tung ra hồi tháng 10 năm ngoái.

Sau thông báo trên, nhóm bắt đầu tung ra đoạn trailer đầu tiên cho album mới. Nội dung của teaser khá bí ẩn mà nhiều người hâm mộ cũng chưa hiểu lắm khi các thành viên ngồi vào bàn tròn và chơi trò chơi phiên dịch nào đó. Nếu nhìn vào tên album lần này, có thể thấy đây dường như sẽ là phần tiếp theo của 2 album trước.

Trailer Concept "The Dream Chapter: ETERNITY" – TXT

Tiếp theo, Big Hit tung ra teaser ảnh mới cho TXT có phần hình là một con gấu bông bị chắp vá và dòng chữ tiếng Pháp "Ceci n'est pas un nounours" có nghĩa là "Đây không phải một con gấu bông" . Ngay lập tức, teaser này đã bị nghi trùng ý tưởng với phân cảnh trong MV "Bad Boy" của  Red Velvet .

Hết trùng tên fandom Tiffany, teaser của TXT lại bị nghi mượn ý tưởng Red Velvet nhưng netizen tin đây là điềm báo nhóm sắp thành công như BTS? - Ảnh 2.

Teaser ảnh của TXT bị nghi trùng ý tưởng với...

Hết trùng tên fandom Tiffany, teaser của TXT lại bị nghi mượn ý tưởng Red Velvet nhưng netizen tin đây là điềm báo nhóm sắp thành công như BTS? - Ảnh 3.

... một phân cảnh trong MV của Red Velvet.

MV "Bad Boy" – Red Velvet

Trong MV này của girlgroup nhà SM, có nhiều phân cảnh các thành viên cầm một cuốn sách có dấu son môi trên bìa sách và trên đó cũng có ghi một từ tiếng Pháp "Ceci n'est pas de la levre" có nghĩa là "Đây không phải một đôi môi" . Sự tương đồng về phông chữ cũng như nội dung đã gây ra tranh cãi trên.

Người hâm mộ của TXT đã nhanh chóng đáp trả các cáo buộc trên. Theo đó, ý tưởng trong teaser ảnh của TXT được Big Hit lấy từ một bức hoạ của hoạ sĩ nước ngoài. Bức hoạ này có vẽ hình cái tẩu và có nội dung ghi bằng tiếng Pháp "Ceci n'est pas une pipe" có nghĩa "Đây không phải là một cái tẩu" .

Hết trùng tên fandom Tiffany, teaser của TXT lại bị nghi mượn ý tưởng Red Velvet nhưng netizen tin đây là điềm báo nhóm sắp thành công như BTS? - Ảnh 5.

Bức hoạ của hoạ sĩ nước ngoài mà Big Hit mượn ý tưởng cho TXT.

Điều này đồng nghĩa rằng cả sản phẩm của TXT lẫn Red Velvet gần như đều mượn ý tưởng từ đây chứ không có việc "em trai BTS" mượn ý tưởng của nhóm nữ nhà SM. Trước đó vào năm 2019, Big Hit đặt tên fandom cho "gà cưng" là "Young One" và nó trùng với của Tiffany Young khiến họ phải đổi lại thành MOA.

Qua sự việc lần này, một số netizen tin sự việc hiểu lầm trên có khi lại là... điềm báo tân binh nhà Big Hit có thể sắp thành công lớn. Nguyên nhân là trong quá khứ, đàn anh BTS gặp "phốt" gian lận doanh số album hồi 2016 nhưng được minh oan, sau đó nhanh chóng nổi tiếng toàn cầu trong thời gian tiếp theo:

–  " Hi vọng là người hâm mộ của TXT và Red Velvet không vì chuyện này mà ghét idol nhé. Mọi chuyện đã khá rõ ràng rồi ".

– " Đây chắc là điềm báo TXT sắp thành công lớn rồi đấy. BTS cũng bị "phốt" hồi 2016 rồi được minh oan xong nhanh chóng nổi đình đám luôn ".

– " Cũng may là mọi chuyện được làm sáng tỏ trước khi có những điều không hay từ phía fandom 2 nhóm nổ ra ".

Hết trùng tên fandom Tiffany, teaser của TXT lại bị nghi mượn ý tưởng Red Velvet nhưng netizen tin đây là điềm báo nhóm sắp thành công như BTS? - Ảnh 6.

TXT được fan minh oan cho hiểu lầm về teaser ảnh mới.

Nguồn tham khảo: TT

iOS 13.5 giúp người dùng mở khoá iPhone dễ dàng hơn khi đeo khẩu trang

Apple mới đây đã tung ra bản cập nhật iOS 13.5 Beta dành cho các lập trình viên. Điểm nhấn của bản phiên dịch cập nhật này là việc nó tích hợp hàm API cho phép các cơ quan y tế có thể phát triển ứng dụng cảnh báo người dùng nếu họ đã tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, bên cạnh đó, iOS 13.5 còn mang đến một cải tiến khác rất hữu ích với người dùng trong mùa dịch này. 

Cụ thể, trong thời gian qua, người dùng đã liên tục phàn nàn về việc khó mở khoá chiếc iPhone của mình bằng Face ID do phải đeo khẩu trang. Trên iOS 13.5, Apple đã phần nào giải quyết được vấn đề này. Nếu phát hiện người dùng đang đeo khẩu trang, bảng nhập mật mã (Passcode) sẽ xuất hiện nhanh hơn, từ đó giúp người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc mở khoá thiết bị của mình.

Bảng nhập mật khẩu (passcode) xuất hiện nhanh hơn khi người dùng đeo khẩu trang.

Rõ ràng ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng một chiếc điện thoại với cảm biến vân tay (như đa số những chiếc máy Android hiện nay, hay thậm chí là cả chiếc iPhone SE giá rẻ của Apple) là thuận tiện hơn rất nhiều so với công nghệ nhận diện khuôn mặt. Dù vậy, giải pháp tình thế này của Apple sẽ là một lý do quan trọng nhằm thôi thúc người dùng nâng cấp lên iOS 13.5.

Hiện tại, iOS 13.5 vẫn đang ở trong giai đoạn beta, và người dùng cuối sẽ sớm được cập nhật lên phiên bản này trong thời gian tới.